Năng lực tối ưu của não bộ

KHỞI NGHIỆP KINH DOANH BỀN VỮNG

Năng lực tối ưu của não bộ

Nhiều năm trước, NASA đã thiết kế một thí nghiệm để kiểm tra tác động tâm - sinh lý khi cơ thể bị mất định hướng trong không gian. NASA trang bị cho một nhóm các phi hành gia mắt kính góc lồi - nó làm mọi vật đảo lộn 180 độ, nên thế giới mà những người này nhìn thấy hoàn toàn bị đảo ngược. Những người tham gia phải đeo kính 24 giờ một ngày, thậm chí cả khi ngủ.

Đầu tiên, mọi người bị căng thẳng cực độ. Dần dần các phi hành gia thích ứng với mức độ căng thẳng mới này, nhưng nó không biến mất hoàn toàn. Thế giới mà họ nhìn thấy vẫn là thế giới đảo ngược. 26 ngày sau khi bắt đầu thí nghiệm, điều kỳ diệu đã xảy ra với một phi hành gia. Thế giới ông nhìn thấy đã trở lại bình thường. Mắt kính không thay đổi và ông vẫn đeo nó thường xuyên, nhưng giờ phi hành gia này có thể thấy mọi thức xung quan một cách bình thường. Những ngày sau đó, điều tương tự cũng diễn ra với mọi người khác.

Chuyện gì đã xảy ra? Sau 21 đến 30 ngày liên tục nhận những dòng thông tin lạ, não bộ đã tạo ra đủ các kết nối thần kinh mới để thiết lập lại kết nối hoàn chỉnh; do đó tầm nhìn và nhận thức không gian của các phi hành gia đã hoạt động 180 độ ngược lại so với các mà não bộ thông thường hoạt động. Sau nhiều lần lặp lại thí nghiệm, các nhà nghiên cứu nhận ra rằng nếu tháo kính ra trong khoảng 3 - 4 tuần đó, thậm chí chỉ trong thời gian ngắn, sự kích ứng thần kinh sẽ không xảy ra. Nói cách khác, tiềm thức não bộ cần từ 25 - 30 ngày tiếp nhận thông tin tri giác mới một cách liên tục, không đứt quãng để có thể điều chỉnh thông tin này và khiến nó trở thành bình thường.

Vậy kết luận là: Chúng ta cần lặp đi lặp lại cái gì đó liên tục trong tâm thức từ 21 - 30 ngày để tiềm thức não bộ tiếp nhận một định hướng mới. 

Chúng tôi sẽ hướng dẫn cho bạn cách làm mới và tăng sức mạnh cho mạng lưới thần kinh trong não bộ để chúng thiết lập các thói quen mới phù hợp với tư tưởng mới. Nhờ đó, thành công của bạn sẽ diễn ra một cách tự nhiên và bắt đầu từ bên trong rồi ra ngoài cơ thể. Hệ thống thiết lập khuôn mẫu thói quen trong tiềm thức giúp bạn biến mục tiêu hay giấc mơ thành các mô hình thần kinh trong tiềm thức não bộ.

5 BƯỚC CỦA HỆ THỐNG THIẾT LẬP KHUÔN MẪU THÓI QUEN TRONG TIỀM THỨC

BƯỚC 1: TẠO MỘT SỰ TƯỞNG TƯỢNG MỚI

Tiềm thức não bộ lưu giữ mọi ký ức bạn đã nhìn thấy hay kinh qua; ngoài ra nó cũng lưu giữ những hình ảnh mà bạn đã từng tưởng tượng ra. Hãy nhớ rằng, tiềm thức não bộ không phân biệt đâu là "thật" và đâu là các sự kiện chỉ diễn ra trong đầu bạn. Khi bạn tưởng tượng ra một trải nghiệm sống động, xét về mặt thần kinh thì nó đã diễn ra, và não của bạn cho rằng nó cũng thật như bàn tay hay cái ghế bạn đang ngồi vậy.

Dù tiềm thức não bộ của bạn không phân biệt được sự kiện thật và tưởng tượng, nó có thể nhận biết được những ảnh hưởng, tác động lên nó mạnh mẽ ở mức độ nào. Các ký ức hằn sâu hơn trong não, cho dù là sự kiện thật hay tưởng tượng, đều có ảnh hưởng lớn hơn so với những cái được ghi nhớ nhạt nhòa.

Điều gì xác định mức độ mạnh mẽ của một ảnh hưởng trên tiềm thức? Đó chính là 2 nhân tố thể hiện sức mạnh của bất kỳ bộ nhớ nào: Sự lặp đi lặp lại và tác động về mặt cảm xúc. Cả 2 nhân tố này đều rất quan trọng.

Sự lặp đi lặp lại đơn giản là bạn không hình thành một thói quen bằng cách chỉ thực hiện nó một lần mà làm đi làm lại nhiều lần. Đó là cách bạn học bước đi, học nói, và học bản cửu chương. Hành động lặp đi lặp lại sẽ tạo thành thói quen và nó cũng áp dụng với thói quen suy nghĩ. Đó là nguyên nhân chính vì sao nhiều người thất bại trong việc đạt được mục tiêu mình đề ra. Sức mạnh thật sự của việc thiết lập khuôn mẫu thói quen trong tiềm thức không nằm chủ yếu ở việc bạn làm điều dó như thế nào, mà là làm mỗi ngày, từ ngày này sang ngày  khác, trong nhiều tuần và cứ tiếp tục như thế.

Sự tác động về mặt cảm xúc:

Quá trình lặp đi lặp lại sẽ tạo nên thói quen, thậm chí cả khi không có cảm xúc xen vào, nhưng nếu thiếu tác động về mặt cảm xúc, thói quen đó có thể không sâu và không đủ khả năng trụ lại. Nguyên nhân là do có một sự tương tác mạnh mẽ giữa cảm xúc và trí nhớ. Các sự kiện xảy ra gây tác động mạnh mẽ về mặt cảm xúc, như khi một em bé được sinh ra đời hoặc sau một tai nạn xe hơi kinh hoàng, sẽ có ảnh hưởng lên não bộ lớn hơn nhiều so với một bữa ăn trưa bình thường của bạn từ 6 tháng trước.

LẶP ĐI LẶP LẠI + TÁC ĐỘNG CẢM XÚC = HIỆN THỰC MỚI

Khi bạn mường tượng ra cái gì đó, tức là bạn đang tạo ra một mô hình mạng lưới thần kinh trong não bộ tương ứng với cái mà mà bạn muốn đạt được. Bạn đang tạo ra một hạt giống đòi hỏi phải thu hút được các nguồn tài nguyên cần thiết, cho phép kế hoạch của bạn phát triển thành hiện thực.

Nói đơn giản là: không có hạt giống thì không có cái cây. Bạn muốn một cái cây? Sự tưởng tượng chính là cách bạn tạo nên hạt giống.

BƯỚC 2: HÌNH THÀNH SỰ QUẢ QUYẾT MẠNH MẼ

Giờ đây, khi đã có một bức tranh rõ ràng trong đầu, bạn cần đảm bảo rằng thói quen hàng ngày của mình, thậm chí là những tư tưởng thoáng qua, phải đồng bộ với những gì bạn nói và những điều bạn muốn đạt được. Bước này rất quan trọng. Vì sao? Vì khi bạn cố hình dung một viễn cảnh mới, trong khi vẫn duy trì bức tranh cũ và không có tác dụng hỗ trợ cái mới này, bạn sẽ vướng phải một trường hợp rất phổ biến đó là thông điệp bị lẫn lộn.

Khi ngôn từ không khớp với hành động, cảm xúc, tâm trạng, niềm tin thì trong mọi trường hợp những hành động không lời sẽ giành phần thắng. Đó chính là điều xảy ra với tiềm thức (không dùng ngôn từ) và ý thức (có dùng ngôn từ). Khi ý thức của bạn đem thông điệp nhận được, ví dụ như mục tiêu đề ra, so sánh với thông điệp mà tiềm thức đang lưu giữ (niềm tin/tư tưởng của bạn, thậm chí khi chưa nêu ra), hãy đoán xem cái nào sẽ thắng? Bất cứ khi nào có sự không đồng nhất giữa tiềm thức và ý thức, tiềm thức luôn luôn thắng.

Cuộc sống hiện tại của bạn - các mối quan hệ, sức khỏe, thu nhập, phong cách sống, nơi bạn sống, làm việc, vui chơi, những gì bạn làm hàng ngày, tất cả chúng - chính là bức tranh chính xác mà bạn đang lưu giữ trong tiềm thức. Bạn là người cầm lái: cuộc sống của bạn là do bạn tạo ra, và công cụ chính bạn sử dụng để làm điều đó là niềm tin của mình. Nếu bạn muốn thay đổi cái gì đó thì trước tiên hãy quyết định xem mình nên tin tưởng vào điều gì.

Khi hình thành sự quả quyết thì nó phải sâu đậm, rõ ràng, lạc quan, và nằm ở thì hiện tại. Hãy tập trung vào những gì bạn muốn, chứ không phải những gì bạn không muốn. Tiềm thức không phân biệt được sự khác nhau giữa "Tôi muốn" và "Tôi không muốn".

BƯỚC 3: TẠO ĐIỂM TỰA XÚC CẢM CHO LIÊN KẾT THẦN KINH

Hãy tìm trong ký ức một sự kiện mang tính lạc quan trong đời bạn - khoảnh khắc chiến thắng, phấn khởi, hay hoàn thành mục tiêu nào đó. Hãy nhắm mắt lại và hồi tưởng về sự kiện ấy trong giây lát, sau đó xem xét những gì bạn đang nhìn thấy, nghe thấy, ngửi thấy, cảm thấy cũng như đang trải nghiệm qua. Đặt tên cho nó bằng một cụm từ có khả năng gợi nhớ.

Chọn ra một số câu quả quyết của bạn. Hãy chọn câu nào không quá dài và bạn thực sự muốn nó trở thành niềm tin mới của mình. Giờ thì bạn hãy nhắm mắt lại một lần nữa, và chìm vào ký ức trên với tất cả những rung động, xúc cảm và giác quan - cùng lúc đó, hãy lặp lại lời quả quyết của mình lần nữa, có thể đọc to họặc chỉ là nhẫm trong đầu.

Khi một sự kiện nào đó (dù là tưởng tượng) gợi lên các cảm xúc mạnh mẽ, một loại protein sẽ được tiết ra cùng với các chất dẫn truyền thần kinh. Vì các tế bào thần kinh phóng tín hiệu qua các khe synap nên sự kiến đó sẽ "gắn" vào đường kết nói các tế bào thần kinh mạnh mẽ hơn nhiều so với suy nghĩ hay ký ức bình thường. Khi bạn hồi tưởng lại sự kiện gây tác động mạnh và cảm xúc cũ, bạn đang gắn kết niềm tin mới của mình vào sự kiện đang nằm trên đường kết nối các tế bào thần kinh.

BƯỚC 4. CHUẨN BỊ VẬT LIÊU GHI DẤU LÊN HỆ THẦN KINH

Các vật liệu để ghi dấu:

- Lời khẳng định niềm tin

- Ghi âm lời nói

- Hình ảnh và bảng ý tưởng

Việc thực hiện ghi dấu lên hệ thần kinh tốt nhất là nên thực hiện vào một thời gian nhất định mỗi ngày, vì cơ thể của bạn bị ảnh hưởng bởi nhịp sinh học. Thời gian lý tưởng là sau khi thức dậy vào buổi sáng hoặc việc cuối cùng bạn làm trước khi đi ngủ. Nếu có thể, bạn cũng nên tập ở cùng một nơi mỗi ngày. Hãy tìm chỗ yên lặng, không bị ai quấy rầy ít nhất là trong 10 phút. Tắt điện thoại và bất cứ thứ gì có khả năng làm bạn mất tập trung.

BƯỚC 5: CẢM NHẬN SỰ HOÀI NGHI VÀ TIẾP TỤC LUYỆN TẬP

Khi mới bắt đầu thực hiện quá trình này mỗi ngày, bạn sẽ cảm thấy không thoải mái, lo sợ, hoặc nghi ngờ. Bạn sẽ nghe thấy một giọng nói khác trong đầu vang lên rằng "Không, tôi không thể! Tại sao tôi lại lừa dối mình?"

Đừng để điều đó đánh gục bạn. Nó xảy ra là hoàn toàn bình thường. Khi bạn cảm thấy như vậy, tức là hệ thống điều khiển tâm lý của bạn đang làm công việc của nó: đưa ra cảnh báo rằng bạn đang thực hiện một thay đổi. Nó chỉ đơn giản là "người canh gác" của não bộ, theo dõi nơi bạn hướng đến và đưa ra thông điệp cảnh báo: "Chỉ huy - mục tiêu mới, nguy hiểm phía trước! Chúng ta đã thay đổi hướng đi - giờ chúng ta nên làm gì?"

Bạn hãy hiểu rằng, hệ thống điều khiển tâm lý đang làm công việc của nó, làm những gì có thể giữ cho bạn an toàn. Nhưng đừng cho đó là lời kêu gọi "rút lui". Hãy xem nó như là sự sợ hãi khi đang tiến vào một vùng đất mới. Hãy đáp lại với thông điệp "tôi biết, mọi chuyện đều ổn cả, nó đúng là nơi chúng ta cần đến. Tiến lên hết tốc lực!"

Hãy nhớ rằng, não bộ giống như công cụ tìm kiếm. Bất cứ câu hỏi nào bạn đặt ra, bạn đều có thể tìm được câu trả lời. Do đó hãy hỏi những câu mang tính tích cực. Chúng ta bị hạn chế không phải do khả năng xoay xở, mà chỉ bởi suy nghĩ của chính chúng ta. 

Bản đồ khởi nghiệp

Thế giới ngày nay & Sự thay đổi

Theo dõi tiến độ Core Plus

KINH DOANH BỀN VỮNG CÙNG GALAXY

Dự án khởi nghiệp kinh doanh hàng tiêu dùng hữu cơ, thiên nhiên của Mỹ.

Bạn muốn khởi nghiệp kinh doanh, hãy xem

--> Ý tưởng kinh doanh vốn ít <-- 

CHIA SẼ MẠNG XÃ HỘI :
  • Youtube Chia sẽ qua youtube
  • Facebook Chia sẽ qua facebook
THÔNG KÊ TRUY CẬP :

Đang online : 3

Truy cập hôm nay : 138

Truy cập tuần này : 7907

Tổng lượt truy cập : 763602