Nhà tiêu dùng

KHỞI NGHIỆP KINH DOANH BỀN VỮNG

Nhà tiêu dùng

NHÀ TIÊU DÙNG - XU HƯỚNG KINH DOANH MỚI CỦA THẾ KỶ 21

Ngày nay với tốc độ phát triển của Internet, công nghệ thông tin, thương mại điện tử, kinh doanh online, dịch vụ giao hàng, dịch vụ thanh toán .... đã làm cho việc kinh doanh trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Với sự phát triển này đã tạo cho nhà sản xuất một cơ hội bán hàng trực tiếp đến tay người tiêu dùng thay vì phải thông qua các trung gian mua bán gồm: Tổng đại lý, Đại lý, điểm bán lẻ.

Nhà tiêu dùng chính là một xu hướng kinh doanh mới của thế kỷ 21. Để hiểu rõ về khái niệm nhà tiêu dùng là gì, chúng ta cùng đọc câu chuyện sau:

Ông Minh là chủ một cửa hàng bán phở rất ngon, có tên là Phở Minh. Cửa hàng Phở Minh rất đông khách đến ăn và ông Minh kiếm được nhiều tiền lời từ việc bán phở. Những người kinh doanh khác thấy có nhiều người đến ăn ở quán Phở Minh thì nghĩ rằng nếu mình mở cửa hàng ăn ở đây thì sẽ có khách ăn. Từ đó lần lượt có các cửa hàng Bún Bò, Bánh Canh, Hủ Tíu, Mì xào ... mở ra ở gần cửa hàng Phở Minh. Cửa hàng Phở Minh dần dần bị mất khách, lợi nhuận kinh doanh lúc này sa sút trông thấy.

Sau nhiều ngày đi tìm giải pháp vực dậy công việc kinh doanh của mình thì ông Minh đã tìm ra giải pháp đột phá cho cửa hàng Phở của ông. Một ngày, ông Minh đến gặp một ông Triết là một khách hàng thường xuyên ở quán phở của ông và đề nghị ông Triết hợp tác làm ăn. Ông Triết vốn là người làm công lâu năm, không quen với việc kinh doanh, nên ông trả lời tôi chỉ làm khách hàng thôi, tôi không biết hợp tác làm ăn ra sao đâu.

Ông Minh nói với ông Triết "ông khoan vội quyết định gì cả, mà hãy nghe tôi nói 3 điều kiện của hợp tác, nếu ông thấy bất kỳ điều nào mà ông không làm được thì chúng ta không có hợp tác gì cả. Thứ nhất, nếu ông đăng ký làm thẻ nhựa khách hàng thường xuyên của cửa hàng tôi thì mỗi khi ông đến đây ăn và đưa thẻ khi thanh toán thì nhân viên của tôi sẽ giảm giá cho ông 20%".

Ông Triết nghe thấy rất có lợi, nên đồng ý. Ông Minh tiếp tục nói, "thứ hai là tôi thấy ông có rất nhiều mối quan hệ. Nếu một ngày nào đó người quen của ông muốn tìm cái gì ăn cho ngon, thì ông hãy nói với họ hãy đến cửa hàng Phở Minh để ăn, phở ở đó rất ngon. Họ đến ăn thì tôi sẽ giảm giá cho họ 20% trên mỗi hóa đơn tính tiền".

Ông Triết nghe thấy rất thuận tai, nên đồng ý. Ông Minh tiếp tục nói, "thứ ba là nếu những người quen của ông đến cửa hàng Phở Minh ăn mà họ nói cho nhân viên của tôi biết là do ông Triết giới thiệu thì nhân viên sẽ chiết khấu thêm 10% hóa đơn thanh toán cho ông và cũng không đòi hỏi thêm điều kiện gì".

Ông Triết xét thấy mình chỉ bỏ ra chút thời gian và công sức giới thiệu người đến cửa hàng, không rủi ro gì, mà lại được lợi tiền, nên đồng ý ngay. Thỏa thuận hợp tác giữa ông Minh và ông Triết xem như đã xong. Ông Minh rút bóp ra và đưa ngay cho ông Triết 500.000 đ để làm tin. Một tháng sau, cửa hàng phở của ông Minh đông khách lên hẳn và ông Minh đã chi thêm cho ông Triết 2 triệu. 

Tại sao ông Minh lại hào phóng như vậy? Đơn giản là cửa hàng phở của ông Minh có thiết kế công suất 500 tô phở mỗi ngày. Tại thời điểm ông Minh đặt vấn đề hợp tác với ông Triết thì cửa hàng phở của ông Minh mỗi ngày chỉ bán ra được hơn 200 tô phở. Tiền thuê mặt bằng, nhân công, thuế ... không có gì thay đổi. Tăng lượng khách hàng không làm tăng chi phí, nên lợi nhuận cửa hàng phở của ông Minh được tăng lên. Nên ông Minh sẵn sàng chia sẻ một phần lợi nhuận có thêm cho ông Triết.

Vai trò ông Triết ban đầu là chỉ là khách hàng hay còn gọi là người tiêu dùng. Bây giờ ông Triết vẫn là người tiêu dùng, nhưng còn có thêm một vai trò khác là đối tác hợp tác làm ăn được chia lợi nhuận kinh doanh. Lúc này ông Triết được gọi là nhà tiêu dùng (PROSUMER).

Trong thời đại công nghiệp 4.0 với nền tảng là các đột phá của công nghiệp số đã tạo nên một cuộc cách mạng về phân phối hàng hóa. Cuộc cách mạng này đã trao cho nguời tiêu dùng một cơ hội trở thành nhà tiêu dùng, cơ hội hợp tác với nhà sản xuất thúc đẩy hiệu quả bán hàng.

Nhà tiêu dùng (Prosumer) còn được hiểu là "Tiêu cái vốn dĩ phải tiêu và Kiếm được cái vốn dĩ không kiếm được".

Mỗi sáng thức dậy, chúng ta phải đánh răng, rửa mặt, tắm, gội, giặt, ăn uống, rửa chén, lau nhà ... Chúng ta buộc phải chi tiền cho những nhu cầu thiết yếu này từ trước đến nay và không bao giờ kiếm được tiền từ những khoản chi tiêu này. Ngày nay nếu chúng ta tìm được một nhà sản xuất hàng tiêu dùng đa chủng loại, có chất lượng, có uy tín và cho chúng ta cơ hội được hợp tác như ví dụ nêu trên, thì chúng ta có cơ hội kiếm được trong vai trò nhà tiêu dùng

Bạn muốn có thêm thu nhập? Bạn đam mê kinh doanh? Bạn muốn khởi nghiệp kinh doanh mà lo lắng về vốn, rủi ro, kinh nghiệm, kỹ năng, mối quan hệ, bận rộn con cái ...  thì việc trở thành một nhà tiêu dùng chính là một lựa chọn tối ưu cho bạn. Nếu bạn còn chút băn khoăn điều gì thì hãy liên hệ với chuyên viên tư vấn giàu kinh nghiệm để giúp bạn có một khởi sự thành công.

KINH DOANH BỀN VỮNG CÙNG GALAXY

Dự án khởi nghiệp kinh doanh hàng tiêu dùng hữu cơ, thiên nhiên của Mỹ.

Bạn muốn khởi nghiệp kinh doanh, hãy xem

--> Ý tưởng kinh doanh vốn ít <-- 

CHIA SẼ MẠNG XÃ HỘI :
  • Youtube Chia sẽ qua youtube
  • Facebook Chia sẽ qua facebook
THÔNG KÊ TRUY CẬP :

Đang online : 2

Truy cập hôm nay : 8

Truy cập tuần này : 8

Tổng lượt truy cập : 746407